Cậu bé 2 tuổi rưỡi trượt patin điêu luyện

Là học viên nhỏ tuổi nhất trong Câu lạc bộ patin tại gia, song Tuấn Kiệt nổi bật bởi khả năng tiếp thu nhanh, sự gan dạ và ham học hỏi, không ngại làm quen với những pha mạo hiểm mới. Nhờ đó em tiến bộ rất nhanh. Mới học khoảng một tháng nay, cậu bé 2 tuổi rưỡi đã có thể thực hiện nhiều động tác khó như trượt dốc, leo cầu thang, vượt chướng ngại vật... "Con tên Tuấn Kiệt. Con thích học patin lắm. Con không có sợ té", cu cậu mới đi học mẫu giáo cười tươi nói.

Những bước trượt patin của cậu bé 2 tuổi rưỡi

Huấn luyện viên Nguyễn Phúc Thịnh là người trực tiếp dạy patin cho Tuấn Kiệt cùng hơn 500 học viên nhí ở nhiều quận huyện của TP HCM. Thầy giáo trẻ cho biết Tuấn Kiệt là học sinh nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay mà anh từng dạy. Ban đầu khi phụ huynh đưa bé đến xin học, anh hơi chần chừ vì sợ chân tay cháu còn yếu.

"Nhưng tôi vẫn muốn cho bé thử sức. Không ngờ ngay buổi tập đầu tiên Tuấn Kiệt sớm bộc lộ tố chất và gan dạ hơn hẳn các anh chị lớn. Sau một tháng, bé đã thực hiện được nhiều động tác khó đòi hỏi kỹ thuật cao như trượt dốc, lên xuống bậc thang, trượt lùi, vượt chướng ngại vật", huấn luyện viên tâm đắc nói.

Theo thầy Thịnh, thường xuyên tập patin với nhiều động tác trượt, nhảy ở các cấp độ từ dễ đến khó khác nhau sẽ giúp trẻ trở nên nhanh nhẹn, dẻo dai hơn, đặc biệt là các em ở độ tuổi thiếu In backlit film tai TPHCM niên nhi đồng. Đó là lý do môn thể thao này được phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng được nhiều bạn trẻ Việt Nam ưa chuộng. Dụng cụ dành cho môn này bao gồm một đôi giày có bánh trượt, nón bảo hiểm và bộ đồ bảo hộ để tránh chấn thương khi tập luyện hoặc biểu diễn những pha mạo hiểm.

tuan-kiet-patin-2873-1424858522.jpg

Tuấn Kiệt nhỏ tuổi nhất trong đội hình "vận động viên patin nhí" của thầy Thịnh. Ảnh: PT.

Theo yêu cầu của phụ huynh, hàng ngày vào các buổi chiều trong tuần, thầy Thịnh đến tận nhà dạy patin cho Tuấn Kiệt tại một khu đô thị ở quận 7. Trong vòng một tiếng đồng hồ, huấn luyện viên dành khoảng 1/4 thời gian hướng dẫn và làm mẫu, sau đó để học trò tự tập. Có những động tác khó, cu cậu ngã nháo nhào nhưng đều tự mình đứng dậy và đi tiếp. Chỉ khi nào không thể xoay sở được, em mới "cầu cứu" thầy đến giúp.

Thầy Thịnh cho biết thông thường một người phải mất khoảng 4 tiếng đồng hồ để tập đứng vững trên đôi giày patin, song bé Tuấn Kiệt chỉ sau 30 phút đã có thể trụ vững và đi những bước cơ bản. Đó là kỷ lục của lớp học này. Chỉ trong 10 ngày, cậu bé đã thực hiện được những động tác khó đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.

kiet111111-7708-1424858522.jpg

Ba mẹ của bé Tuấn Kiệt (thứ nhất và thứ ba từ trái qua) cùng đi học patin với con. Ảnh: PT.

Chị Đỗ Thị Huyền Trân, mẹ của In backlit film Tuấn Kiệt, cho biết từ lâu bé Ocean (tên thân mật của Tuấn Kiệt ở nhà) rất mê patin, mỗi lần ra công viên thấy ai trượt patin là em nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Sau khi lên mạng tìm hiểu kỹ môn thể thao này, vợ chồng in canvas gia re chị quyết định mời gia sư về nhà dạy cho con. Được tư vấn, anh chị trang bị thật kỹ từ giày tốt, mũ bảo hiểm đến đồ bảo hộ đầu gối tay, chân để hạn chế tối đa chấn thương cho quý tử đầu lòng.

"Khi bé bị té tôi xót lắm nhưng con không khóc mà đứng dậy đi tiếp, càng ngày bé càng thuần thục hơn nên gia đình yên tâm lắm. Từ ngày học môn này, cháu ăn ngon, ngủ ngon và năng động hơn. Vợ chồng tôi cũng sắp xếp thời gian tập với con cho cả nhà cùng vui khỏe", bà mẹ trẻ phấn khởi nói.

Thi Ngoan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét